Những điều cần biết về Quần đảo Hoàng Sa & Quần đảo Trường Sa

1. Khái quát đặc điểm tự nhiên của 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

     a. Quần đảo Hoàng Sa

     Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo, bãi đá, cồn san hô và bãi cạn, nằm trên vùng biển có diện tích khoảng 16.000 km2, trong phạm vi từ 15º45' - 17º05' vĩ độ Bắc và 111º - 113º kinh độ Đông, cách đảo Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi) của ta khoảng 120 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 140 hải lý. Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 10 km². Quần đảo Hoàng Sa chia thành hai nhóm An Vĩnh (còn gọi là Nhóm Đông - Bắc) và Trăng Khuyết (còn gọi là nhóm Tây).

- Nhóm An Vĩnh : Nguyên là tên một xã thuộc tỉnh Quảng Ngãi, bao gồm các đảo tương đối lớn, Đảo Phú Lâm, Đảo Cây, Đảo Linh Côn và các bãi ngầm chính, trong đó lớn nhất là đảo Phú Lâm và đảo Linh Côn (khoảng 1,5 km2).

- Nhóm Trăng Khuyết (hay còn gọi là nhóm Lưỡi Liềm): Có hình cánh cung hay lưỡi liềm gồm có các đảo Hoàng Sa, Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh, Quang Hòa, Bạch Thủy, Tri Tôn và các bãi ngầm.

     b. Quần đảo Hoàng Sa

Quần đảo Trường Sa nằm giữa Biển Đông về phía Đông Nam nước ta, phía Bắc là quần đảo Hoàng Sa, phía Đông giáp biển Philippines, phía Nam giáp biển Malaysia, Brunei và Indonesia.

Quần đảo Trường Sa gồm hơn 100 hòn đảo nhỏ, bãi đá, cồn san hô và bãi cạn, vùng biển rộng khoảng 160.000 -180.000km2, nằm trong phạm vi từ 6º50' - 12º vĩ độ Bắc; 111º30' - 117º20' kinh độ Đông, cách Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 248 hải lý, cách đảo Phú Quý (Bình Thuận) khoảng 203 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 595 hải lý.

Diện tích toàn bộ phần nổi của quần đảo khoảng 10 km², được chia làm 8 cụm (Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên), đảo cao nhất là Song Tử Tây (khoảng 4 - 6m), đảo lớn nhất là đảo Ba Bình (0,44 km2), sau đó là đảo Nam Yết (0,06 km2).

Khí hậu thời tiết rất khắc nghiệt, nước ngọt hiếm, một năm có tới 131 ngày bão, gió từ cấp 6 trở lên, mỗi tháng có từ 30 - 20  ngày gió mạnh. Chỉ có tháng 4, tháng 5 là ít gió nhất; từ tháng 6 đến tháng 9 là thời kỳ thịnh hành của gió Tây Nam.

Quần đảo Trường Sa án ngữ đường hàng hải quốc tế nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương, giữa châu Âu, châu Phi, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản, với các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á, một tuyến đường huyết mạch có lưu lượng tàu  thuyền tấp nập vào hàng thứ hai trên thế giới (chỉ sau Địa Trung Hải). Trung bình mỗi ngày có từ 250 đến 300 tàu biển các loại đi qua Biển Đông, trong đó có 15 đến 20 % tàu lớn trọng tải trên 30.000 tấn. Hiện nay, trên các đảo và bãi san hô đã có một số công trình kiên cố và nhà ở, một số đảo có đèn biển, có luồng vào, trên luồng có thiết bị phao dẫn luồng và phao buộc tàu tạo thuận lợi cho tàu thuyền vào tránh giông bão. Tuy nhiên việc điều động tàu vẫn khó khăn vì luồng hẹp, độ sâu hay thay đổi nên tàu thuyền ra vào phải nhằm thời tiết tốt và vào ban ngày.

Trên thềm san hô quần đảo Trường Sa có nhiều loại hải sản quý như hải sâm, rùa biển, cá ngừ, tôm hùm, rong biển và các loại ốc có giá trị dinh dưỡng cao, nếu được khai thác, chế biến tốt sẽ mang lại thu nhập lớn cho nhân dân và làm hàng hóa xuất khẩu thu lợi nhuận cao cho Nhà nước. Với vị trí ở giữa Biển Đông, quần đảo Trường Sa có thế mạnh về dịch vụ hàng hải, nghề cá đối với tàu thuyền đi lại và đánh bắt hải sản trong khu vực. Đồng thời là địa điểm du lịch hấp dẫn trong và ngoài nước.

Trong một vài thập kỷ tới, tốc độ phát triển kinh tế cao của các nước trong khu vực (dự báo khoảng 7% năm), khối lượng hàng hóa vận chuyển qua Biển Đông sẽ tăng gấp hai, ba lần hiện nay, khi đó Biển Đông nói chung, vùng biển thuộc quần Trường Sa nói riêng có vai trò to lớn trong thương mại quốc tế. Đặc biệt sau khi xây dựng xong kênh KRA (ở Thái Lan) sẽ thu hút thêm lượng tàu biển quốc tế lớn đi qua đây, tạo cơ hội để chúng ta chia sẻ thị phần vận tải biển quốc tế, khi đó vùng biển Việt Nam và quần đảo Trường Sa sẽ trở thành chiếc ‘cầu nối’ cực kỳ quan trọng để phát triển thương mại quốc tế và mở rộng giao lưu với đảo các nước trong khu vực và trên thế giới.

Trên thềm san hô quần đảo Trường Sa có nhiều loại hải sản quý như hải sâm, rùa biển, cá ngừ, tôm hùm, rong biển và các loại ốc có giá trị dinh dưỡng cao, nếu được khai thác, chế biến tốt sẽ mang lại thu nhập lớn cho nhân dân và làm hàng hóa xuất khẩu thu lợi nhuận cao cho Nhà nước. Với vị trí ở giữa Biển Đông, quần đảo Trường Sa có thế mạnh về dịch vụ hàng hải, nghề cá đối với tàu thuyền đi lại và đánh bắt hải sản trong khu vực. Đồng thời là địa điểm du lịch hấp dẫn trong và ngoài nước.

Trong một vài thập kỷ tới, tốc độ phát triển kinh tế cao của các nước trong khu vực (dự báo khoảng 7% năm), khối lượng hàng hóa vận chuyển qua Biển Đông sẽ tăng gấp hai, ba lần hiện nay, khi đó Biển Đông nói chung, vùng biển thuộc quần Trường Sa nói riêng có vai trò to lớn trong thương mại quốc tế. Đặc biệt sau khi xây dựng xong kênh KRA (ở Thái Lan) sẽ thu hút thêm lượng tàu biển quốc tế lớn đi qua đây, tạo cơ hội để chúng ta chia sẻ thị phần vận tải biển quốc tế, khi đó vùng biển Việt Nam và quần đảo Trường Sa sẽ trở thành chiếc ‘cầu nối’ cực kỳ quan trọng để phát triển thương mại quốc tế và mở rộng giao lưu với đảo các nước trong khu vực và trên thế giới.

TRUNG ƯƠNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
QUỸ HỌC BỔNG VỪ A DÍNH
CLB “VÌ HÒANG SA, TRƯỜNG SA THÂN YÊU”.
Số 5 Hòa Mã, Hà Nội
Tel: (84.24) 39762905 | Fax: (84.24) 38215 710

Văn phòng đại diện khu vực phía Nam
Số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 15,
Quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh
Tel: (84.28) 66741106 | Fax (84.28) 62994819

Thực hiện bởi
Công ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương
© 2018 CÂU LẠC BỘ “VÌ HÒANG SA, TRƯỜNG SA THÂN YÊU”.

Search